Phim tài liệu: Ngày lịch sử

Bình luận về bài viết này

Đây là bộ phim nói về sự kiện nhân dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô ngày 1-1-1955 của đạo diễn người Nga Vladimir Echourine

Phim dài gần 25 phút, có nhiều cảnh quay đẹp, diễn tả không khí lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình ngày 1-1-1955 và toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài hai nhà quay phim người Nga là Vladimir Echourine và Cotov, có ba nhà quay phim Việt Nam cùng thực hiện bộ phim này là Nguyễn Hồng Nghi, Nguyễn Tiến Lợi và Phan Nghiêm. Thu thanh là kỹ sư Cotov, âm nhạc do Ivanop biên soạn theo các bản nhạc Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Đình Thi là người viết và đọc lời bình

Hồ Chí Minh toàn tập – 12 tập

2 bình luận

Ảnh bìa

 

Gồm 12 tập do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2000.

1.Tập 1 (1919-1924): PDF

2.Tập 2 (1924-1930): PDF

3.Tập 3 (1930-1945): PDF

4.Tập 4 (1945-1946): PDF

5.Tập 5 (1947-1949): PDF

6.Tập 6 (1950-1952): PDF

7.Tập 7 (1953-1955):  PDF

8.Tập 8 (1955-1957): PDF

9.Tập 9 (1958-1959): PDF

10.Tập 10 (1960-1962): PDF

11.Tập 11 (1963-1965): PDF

12.Tập 12 (1966-1967): PDF

 

Nguồn tài liệu được lấy từ blog Thế hệ Hồ Chí Minh: http://thehehochiminh.wordpress.com/tp/

[Video] Lễ hạ cờ ở Lăng Bác

Bình luận về bài viết này

Hạ cờ

 Lễ chào cờ hàng ngày sẽ diễn ra với sự tham gia của một Đội danh dự gồm 37 quân nhân, do Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng cử ra. Địa điểm tại cột cờ trước Lăng Bác trên Quảng trường Ba Đình. Thời gian chia theo hai mùa: Mùa nóng (bắt đầu từ 1.4 đến 31.10), lễ chào cờ diễn ra lúc 6 giờ 30 phút sáng và lễ hạ cờ lúc 21 giờ; mùa lạnh (từ 1.11 đến 31.3 năm sau), chào cờ lúc 7 giờ sáng và hạ cờ lúc 21 giờ. Chương trình buổi lễ gồm có nghi thức chào cờ trong tiếng nhạc Quốc ca và duyệt đội ngũ Đội danh dự. Sau đó, Đội danh dự sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ đứng gác trước Lăng và tiếp đón nhân dân vào Lăng viếng Bác. Lễ chào cờ và hạ cờ ở Lăng Bác lần đầu tiên diễn ra vào ngày 19/05/2001, nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh của Bác Hồ. Mời các bạn đón xem!

 

 

Việt Nam – Hồ Chí Minh

Bình luận về bài viết này

 

Hưởng ứng cuộc vận động “Sống, lao động và học tập theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh” và hướng tới Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Thăng Long đã phát hành bộ phim tài liệu đặc biệt có tên gọi “Việt Nam – Hồ Chí Minh” do Xí nghiệp phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất.

Đây là một bộ phim tài liệu quý giá, như một thiên anh hùng ca về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp hoạt cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Với hình ảnh, tư liệu chân thực, chắt lọc; lời bình xúc tích, mang dấu ấn sử thi, bộ phim tái hiện một chặng đường dài của lịch sử Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (năm 1857) cho đến khi Việt Nam kết thúc cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng nền hoà bình, độc lập dân tộc.

Giá trị của bộ phim không chỉ dừng lại ở sự tái hiện khách quan, sống động các sự kiện mà còn tìm cách lý giải nguyên nhân, đúc kết thành bài học từ truyền thống lịch sử và thực tiễn đấu tranh cách mạng; khơi gợi niềm tự hào dân tộc và khẳng định công lao to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc chèo chống con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng, để có được một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, sánh vai với các cường quốc năm châu ngày hôm nay.

Nguồn: tinmoi.vn

Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh VN (Tập 3) — Bí mật con người

Bình luận về bài viết này

Những hình ảnh chân thực về một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất thế kỷ 20, chiến tranh Việt Nam. Sự rệu rã của quân đội Mỹ trong một cuộc chiến không lối thoát; Không nhân vật cụ thể; Không dàn dựng; Không kỹ xảo điện ảnh. -Những hình ảnh chưa biết về cuộc chiến tranh Việt Nam- là những thước phim tư liệu quý giá, chưa từng được công bố. Được chiếu trên VTV3, tháng 4 năm 2005.

Đúng như tên gọi, “Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam” là những hình ảnh chưa từng được công bố của chiến tranh Việt Nam dưới góc máy của quân đội Mỹ. Bộ mặt chiến tranh trần trụi, sự thật phía sau cái gọi là “vũ khí tối tân nhất” của quân đội Mỹ, những bí mật về cuộc chiến, về con người, về vũ khí chiến đấu… sẽ dần được hé lộ qua ba tập phim: Bí mật cuộc chiến, Bí mật vũ khí và Bí mật con người. Không dàn dựng, không kỹ xảo, bộ phim là sự chắp nối “thô sơ” những hình ảnh, sự kiện và “cắt dán” những tư liệu chiến tranh của chính người Mỹ. Đặc biệt, đây sẽ là những hình ảnh có một không hai, những thước phim tư liệu thuộc về bí mật mà chỉ quân đội Mỹ mới có, và chỉ quân đội Mỹ mới có thể tiếp cận.

Tuy không có ý đồ rõ rệt nhưng ba tập phim “Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam” lại có chất liệu hình ảnh quý, chân thực, và không hề qua bàn tay sắp đặt.

Nếu bạn sinh ra trong hòa bình và chưa hề biết đến chiến tranh, nếu bạn chưa biết thế nào là tội ác chiến tranh, đừng bỏ qua cơ hội. Mỗi tập phim chỉ được chiếu một lần duy nhất vào 22h tối thứ năm các ngày 10/3, 17/3 và 24/3 trên kênh VTV1.

Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh VN (Tập 2) — Bí mật của vũ khí

Bình luận về bài viết này

Những hình ảnh chân thực về một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất thế kỷ 20, chiến tranh Việt Nam. Sự rệu rã của quân đội Mỹ trong một cuộc chiến không lối thoát; Không nhân vật cụ thể; Không dàn dựng; Không kỹ xảo điện ảnh. -Những hình ảnh chưa biết về cuộc chiến tranh Việt Nam- là những thước phim tư liệu quý giá, chưa từng được công bố. Được chiếu trên VTV3, tháng 4 năm 2005.

Đúng như tên gọi, “Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam” là những hình ảnh chưa từng được công bố của chiến tranh Việt Nam dưới góc máy của quân đội Mỹ. Bộ mặt chiến tranh trần trụi, sự thật phía sau cái gọi là “vũ khí tối tân nhất” của quân đội Mỹ, những bí mật về cuộc chiến, về con người, về vũ khí chiến đấu… sẽ dần được hé lộ qua ba tập phim: Bí mật cuộc chiến, Bí mật vũ khí và Bí mật con người. Không dàn dựng, không kỹ xảo, bộ phim là sự chắp nối “thô sơ” những hình ảnh, sự kiện và “cắt dán” những tư liệu chiến tranh của chính người Mỹ. Đặc biệt, đây sẽ là những hình ảnh có một không hai, những thước phim tư liệu thuộc về bí mật mà chỉ quân đội Mỹ mới có, và chỉ quân đội Mỹ mới có thể tiếp cận.

Tuy không có ý đồ rõ rệt nhưng ba tập phim “Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam” lại có chất liệu hình ảnh quý, chân thực, và không hề qua bàn tay sắp đặt.

Nếu bạn sinh ra trong hòa bình và chưa hề biết đến chiến tranh, nếu bạn chưa biết thế nào là tội ác chiến tranh, đừng bỏ qua cơ hội. Mỗi tập phim chỉ được chiếu một lần duy nhất vào 22h tối thứ năm các ngày 10/3, 17/3 và 24/3 trên kênh VTV1.

Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh VN (Tập 1) – Bí mật của cuộc chiến

Bình luận về bài viết này

Những hình ảnh chân thực về một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất thế kỷ 20, chiến tranh Việt Nam. Sự rệu rã của quân đội Mỹ trong một cuộc chiến không lối thoát; Không nhân vật cụ thể; Không dàn dựng; Không kỹ xảo điện ảnh. -Những hình ảnh chưa biết về cuộc chiến tranh Việt Nam- là những thước phim tư liệu quý giá, chưa từng được công bố. Được chiếu trên VTV3, tháng 4 năm 2005.

Đúng như tên gọi, “Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam” là những hình ảnh chưa từng được công bố của chiến tranh Việt Nam dưới góc máy của quân đội Mỹ. Bộ mặt chiến tranh trần trụi, sự thật phía sau cái gọi là “vũ khí tối tân nhất” của quân đội Mỹ, những bí mật về cuộc chiến, về con người, về vũ khí chiến đấu… sẽ dần được hé lộ qua ba tập phim: Bí mật cuộc chiến, Bí mật vũ khí và Bí mật con người. Không dàn dựng, không kỹ xảo, bộ phim là sự chắp nối “thô sơ” những hình ảnh, sự kiện và “cắt dán” những tư liệu chiến tranh của chính người Mỹ. Đặc biệt, đây sẽ là những hình ảnh có một không hai, những thước phim tư liệu thuộc về bí mật mà chỉ quân đội Mỹ mới có, và chỉ quân đội Mỹ mới có thể tiếp cận.

Tuy không có ý đồ rõ rệt nhưng ba tập phim “Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam” lại có chất liệu hình ảnh quý, chân thực, và không hề qua bàn tay sắp đặt.

Nếu bạn sinh ra trong hòa bình và chưa hề biết đến chiến tranh, nếu bạn chưa biết thế nào là tội ác chiến tranh, đừng bỏ qua cơ hội. Mỗi tập phim chỉ được chiếu một lần duy nhất vào 22h tối thứ năm các ngày 10/3, 17/3 và 24/3 trên kênh VTV1.

03/02/1930 – Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về bài viết này

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác thuộc địa Đông Dương. Xã hội Việt Nam tiếp tục phân hóa sâu sắc. Giai cấp nông dân bị phá sản khốc liệt. Giai cấp tư sản dân tộc sinh sau đẻ muộn, bộc lộ sự non yếu về mọi mặt. Một bộ phận giai cấp tiểu tư sản toan phất ngọn cờ tư tưởng tư sản để tập hợp quần chúng xung quanh Việt Nam Quốc dân Đảng (thành lập tháng 12-1927). Nhưng vì bất lực cho nên sau cuộc bạo động non ở Yên Bái (đầu năm 1930) tổ chức đó tan rã, và ngọn cờ phản đế, phản phong, ngọn cờ giải phóng dân tộc chuyển hẳn về tay gai cấp vô sản.

Ảnh cổ động – Nguồn: Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh – Website

Yêu cầu khách quan lúc này là giai cấp công nhân phải được tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin để trở thành giai cấp “Tự giác” vươn lên đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đó cũng là lúc đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước và cách mạng Việt Nam tìm gặp chân lý của thời đại mới.

Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Mặc dù bị đế quốc bưng bít, xuyên tạc, nhưng “nhân dân Việt Nam cũng thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm, có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn bóc lột và hiện đang quản lý lấy đất nước mình mà không cần tới bọn chủ và bọn toàn quyền (lời Hồ Chủ tịch).

“Cho một bát vàng không bằng chỉ đàng làm ăn”. Cách mạng Tháng Mười Nga đã giúp đồng chí Nguyễn Ái Quốc vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời. Sau này, phát biểu về cảm xúc của mình khi đọc “luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, của Lê-nin, Người viết: “Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ. Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. (Hồ Chí Minh – vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội). Tháng 12-1920, tại Đại hội Tua, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và đồng thời là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Sớm nhận thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đem hết tinh thần và nghị lực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. Hàng loạt bài viết của Người đăng trên các báo và tạp chí Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp, trong suốt thời gian từ 1921-1926 đã chọc thủng tấm lưới thép của thực dân Pháp, được chuyển về Việt Nam, lôi cuốn đặc biệt những người cách mạng trẻ tuổi đầy nhiệt huyết ở nước ta đang khao khát con đường mới.

Tháng 12-1924, sau khi dự đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản, với bí danh là Lý Thụy, Người về Quảng Châu, điểm nóng của cách mạng Trung Quốc, và làm việc dưới danh nghĩa của phái bộ Bô-rô-đin, cố vấn Liên – Xô bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa.

Chính ở đây, ngày 19-6-1924, liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã ném bom khách sạn Victory ở Sa-diện nhằm giết tên toàn quyền Méc-lanh trên đường công cán đang dự tiệc. Việc không thành, nhưng tấm gương của người anh hùng trên sông Châu như “chim én” báo hiệu mùa xuân”.

Tháng 6-1925, trên cơ sở tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu và Tâm Tâm Xã, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, trong đó hạt nhân là Cộng sản Đoàn (lúc đầu có 7 người, cuối 1926 đã có 24 người, tiêu biểu như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong…) Nhiều lớp huấn luyện chính trị được mở tại Quảng Châu để đào tạo cán bộ tung về nước hoạt động. Tuần báo Thanh niên từ tháng 6-1926 và đặc biệt cuốn Đường cách mạng (xuất bản năm 1927) đã đề cập đến những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được bí mật đưa về nước góp phần tích cực vào việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở trong nước.

Từ sau cuộc bãi công Ba Son (8-1925), phong trào công nhân đã vượt qua giai đoạn tự phát, bước vào giai đoạn tự giác.

Đặc biệt từ mùa xuân 1928, thực hiện chủ trương vô sản hóa, các hội viên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền và tổ chức công nhân. Địch phải thú nhận: năm 1929 có tới 43 cuộc bãi công lớn. Phong trào công nhân trên thực tế đã trở thành lực lượng chính trị nòng cốt cho phong trào giải phóng dân tộc.

Trong khi đó, phong trào yêu nước và dân chủ của tiểu tư sản sau thời kỳ phát triển bồng bột (như đòi tha cụ Phan Bội Châu tháng 12-1925, đám tang cụ Phan Chu Trinh tháng 3-1926)… đã dần dần thể hiện sự bất lực của tư tưởng tư sản và tiểu tư sản.

Phong trào Quốc gia cải lương, tiêu biểu là đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long cũng đã từng bước đi vào con đường phản bội dân tộc, làm tay sai cho đế quốc.

Tình hình đó đòi hỏi cấp bách sự lãnh đạo của một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong nội bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, từ đầu 1929 đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa quan điểm vô sản và quan điểm tiểu tư sản xung quanh vấn đề thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam. Tư tưởng vô sản đã chiến thắng.

Tháng 3-1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời gồm 8 đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu…

Đầu tháng 6-1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) 20 đại biểu cộng sản Bắc Kỳ quyết định lập Đông Dương Cộng Sản Đảng.

Mấy tháng sau, An nam Cộng sản Đảng ra đời tại Nam Kỳ (10-1929). Dưới ảnh hưởng của những sự kiện ấy, một tổ chức yêu nước, tiến bộ, thành lập ở Trung Kỳ giữa năm 1925, lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng, sau lại đổi tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930).

Như thế là đầu năm 1930 ở nước ta có 3 tổ chức đều tự nhận là cộng sản và đều tìm cách tranh thủ sự thừa nhận của Quốc tế Cộng sản. Trong khi tuyên truyền vận động quần chúng, ba tổ chức không khỏi công kích, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.

Ngày 27-10-1929, Ban chấp hành Quốc tế cộng sản chỉ thị: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một đảng cộng sản có tính quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”.

Ngày 3-2-1930 (mùng 5 tết Canh Ngọ) công nhân Phú Riềng chiếm đồn điền trong một ngày – Ngày Tự Do đầu tiên! Cũng ngày đấy, đồng chí Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Vương, thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị thống nhất Đảng tại một ngôi nhà nhỏ xóm lao động thuộc Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) gồm đồng chí Vương (Bác Hồ), đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng (Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu), đại biểu An Nam Cộng Sản Đảng (Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu). Tân Việt mới chuyển thành cộng sản không kịp cử đại diện.

Thế là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hôm ấy, chính cương và sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo cùng với Điều lệ đảng được thông qua. Hội nghị còn cử Ban trung ương lâm thời đại diện cho 211 đảng viên của toàn Đảng.

Đảng ta ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc vào cuối những năm 20 của thế kỷ này.

Đảng ta ra đời là một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

Đảng ta ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho thời kỳ vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử tiến hòa của dân tộc Việt Nam.

Tháng 10-1930, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất, cùng với việc thông qua bản Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng khởi thảo, Đảng ta mang tên mới là Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ngay lúc đó, Đảng ta đã lãnh đạo cao trào 30-31 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Tháng 3-1935, sau cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp, tại Ma Cao (tô giới Bồ Đào Nha trên đất Trung Quốc) Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã họp để chuẩn bị cho một cao trào mới.

Tháng 8-1945 chỉ với 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra kỷ nguyên độc lập tự don ở nước ta. Đó là kết quả vĩ đại của cả quá trình 15 năm đấu tranh kể từ khi Đảng ta ra đời (1930-1945).

Tiếp đó, Đảng ta lại lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Đảng ta ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tháng 2-1951, tại khu rừng thuộc xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã họp, nhằm đưa công cuộc Kháng chiến – Kiến quốc đến thắng lợi. Ngày 3-3-1951, Đảng ta ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng lao Động Việt Nam, tổng số đảng viên đã lên đến 76 vạn đồng chí.

Giai đoạn 1954-1975 Đảng ta tiếp tục lãnh đạo dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt chống Mỹ, cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đồng thời giương cao hai ngọn cờ Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Qua cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, lực lượng của Đảng lớn mạnh hơn bao giờ hết, vượt qua mọi thử thách hy sinh, thực sự là lực lượng tiên phong của cách mạng.

Tháng 9-1960, tại thủ đô Hà Nội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà đã khai mạc trọng thể. Đại hội đã nhất trí thông qua đường lối đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại thành công, tháng 12-1976, trong không khí phấn khởi của đất nước vừa thống nhất, Đại hội Đảng lần thứ IV đã họp, nhằm vạch ra con đường đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với đội ngũ trùng điệp 1 triệu 50 vạn đảng viên, Đảng ta trở lại với cái tên buổi đầu của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong quanh vinh của giai cấp và dân tộc, chuẩn bị đưa Tổ quốc ta đi tới những thắng lợi huy hoàng hơn nữa.

Nguồn: LichsuVietNam.vn

[Phim] Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng

Bình luận về bài viết này

 

Xem online:

Giới thiệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc n
goại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Từ năm 1912 – 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập.

Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp hoạt động trong phong trào Việt kiều, phong trào công nhân Pháp.

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 4-1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.

Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm 1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Người kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.

Tháng 11 năm 1924 với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu Nguyễn Ái Quốc vừa làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên; vừa tìm hiểu và tiếp xúc với những người Việt Nam đang hoạt động tại đây. Nguyễn Ái Quốc đã chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách “Đường Kách mệnh” – một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra tuần báo “ Thanh niên ”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.

Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Cao trào Cách mạng 1930 – 1931, đỉnh cao là Xô viết – Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do.

Từ 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva. Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.

Tháng 10 năm 1938 Người rời Liên Xô về Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.

Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.

Tháng 5-1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8-1942, lấy tên Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9-1943, Người được trả tự do.

Tháng 9-1944, Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12-1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh. Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8-1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi.

Tháng 2-1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Tại Đại hội Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9 năm 1960, Người khẳng định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình, thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Từ năm 1965 đến tháng 9-1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Nguồn: Viettorrent.vn

Bộ sưu tập ảnh Bác Hồ

Bình luận về bài viết này

This slideshow requires JavaScript.

 

Nguồn: Viettorrent.vn 

Older Entries